Đo khúc xạ

Dấu hiệu.Cận thị học đường

 

 

Cận thị càng ngày càng trở nên phổ biến. Cận thị là nguyên nhân hay gặp nhất gây giảm thị lực trên toàn thế giới. Hơn một phần ba con trẻ chúng ra bị cận thị, mặc dù khi sinh ra chúng có thị lực bình thường, chúng đã bị mắc cận thị trong những năm đi học. Tỷ lệ cận thị rất khác nhau tùy theo các quốc gia và chủng tộc khác nhau. Theo các nghiên cứu dịch tễ học, tỷ lệ cận thị mắc phải tăng lên trong những năm gần đây, ở vài quốc gia châu Á, đến 70-90% dân số bị cận thị.

 

Tại Việt Nam tỷ lệ học sinh phổ thông cận thị 40-50% tại các thành phố lớn. Cận thị nếu không được phát hiện và điều chỉnh kịp thời, thị lực kém sẽ làm giảm khả năng học tập, ảnh hưởng tới mặt thể chất (trẻ ngại vận động, chơi thể thao gây ra béo phì hoặc suy dinh dưỡng …), tinh thần (trẻ có cảm giác tự ti, mất tự tin trong giao tiếp bạn bè), ngoài ra có thể gây nhược thị. Một câu hỏi được đặt ra là: Tại sao thị lực của con em chúng ta lại bị suy giảm ở tuổi trẻ như vậy? Làm thế nào bảo vệ thị lực của con em chúng ta?

Chúng ta cùng chia sẻ các thông tin thường thức về cận thị.

 

 

Cận thị là gì?

Cận thị được xem như tật khúc xạ mắt. Khi mắt có trục nhãn cầu dài hơn bình thường, các tia sáng đến sẽ tập trung trước võng mạc, vì vậy mắt cận thị nhìn xa mờ và nhìn gần rõ.

 

Cận thị chia làm hai loại:

•  Tật cận thị: thường thì bắt đầu từ lứa tuổi học sinh, đôi khi là thanh niên (độ cận dưới 6 diop) mức độ tiến triển chậm, tăng độ ít, độ cận tương đối ổn định khi đến tuổi trưởng thành (18-20 tuổi). Cận thị nhẹ không có tổn thương ở võng mạc, biến chứng thấp. Nếu công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu tốt, trẻ được khám mắt thường xuyên, tật khúc xạ được phát hiện và điều chỉnh sớm tránh những biến chứng như nhược thị, loạn thị, lác (lé).

•  Cận thị bệnh: là người có tật bẩm sinh, do yếu tố di truyền, độ cận thường rất cao trên 6 diop, có trường hợp cao đến 20 diop. Người bị bệnh cận thị thường độ cận tăng rất nhanh. Người bị bệnh cận thị thường có biến chứng, thoái hóa võng mạc, bong pha lê thể, xuất huyết hoàng điểm, rách võng mạc. Khả năng điều trị ít hiệu quả và khả năng phục hồi thị lực thấp.

Nguyên nhân gây cận thị ?

Trước đây nhiều nghiên cứu cho là do di truyền, nhưng qua khảo sát thấy nhiều cha mẹ học sinh không bị cận thị nhưng các em lại bị cận thị. Nguyên nhân do di truyền (gene) gây tiến triển cận thị ở một số người. Tuy nhiên, điều này không giải thích được sự gia tăng nhanh chóng của cận thị trong con em chúng  ta trong những thập niên gần đây. Điều này có thể giải thích là do ảnh hưởng tác động cảu môi trường sống đến cận thị .

Trẻ phát triển quá nhanh đặc biệt độ tuổi 8-14 tuổi.

Thời gian cho mắt nghỉ ngơi không đủ, thời gian học quá nhiều.

Đọc sách quá gần, chữ nhỏ.

Sử dụng máy tính nhiều, chơi game trên máy vi tính ….

Trẻ xem tivi quá gần và thời lượng nhiều.

Tư thế ngồi học không đúng, ánh sáng không đủ.

Dinh dưỡng không đầy đủ.

 

Các điểm cần lưu ý bảo vệ đôi mắt của con bạn ở tuổi đi học ?

Đa phần các em không biết mình bị cận thị hoặc biết thì không đeo kính hoặc đeo kính không thường xuyên, hoặc các em đeo kính không đúng số, không được đi khám mắt điều chỉnh định kỳ. Một số các em được khám ở những cơ sở không có chuyện môn dẫn đến tình trạng chẩn đoán sai, đeo kính không đúng số làm cho cận thị ngày càng tăng và có thể dẫn đến mù lòa.

 

Những dấu hiệu của cận thị?

•  Trẻ ngồi quá gần tivi, đọc sách, đọc truyện quá gần.

•  Nghiêng hoặc quay đầu để nhìn cho rõ

•  Thường dụi mắt hoặc dù trẻ không buồn ngủ

•  Sợ sáng, chói mắt, hay chảy nước mắt

•  Nheo mắt khi nhìn xa, nháy mắt, hoặc nhìn nghiêng về một phía.

•  Luôn nhức mắt, mỏi mắt.

•  Không nhìn bảng rõ, chép bài sai, nhờ bạn đọc hộ. nhiều em từ học sinh giỏi trở thành học sinh học yếu.

Vì vậy bố mẹ phải luôn để ý đến con em mình và nên cho con em đi khám mắt định kỳ hoặc ít nhất khi thấy các dấu hiện nghi ngờ con em bị cận thị. Phát hiện càng sớm càng tốt, nhiều cháu khi đến khám mắt thị lực chỉ còn 1/10- 2/10.

 

Cách ngăn ngừa cận thị và ngăn ngừa cận thị tiến triển?

•  Giữ đúng tư thế ngồi học. Ngồi thẳng lưng, đầu cúi 10-15 độ. Khoảng cách mắt đến bàn học 25cm với học sinh tiểu học, 30 cm với học sinh trung học cơ sở, 35 cm cho học sinh trung học. Không ngồi, quỳ để đọc hay viết bài.

•  Lớp học, bàn học phải đảm bảo phù hợp với từng lứa tuổi, đảm bảo ánh sáng. Không nên dùng đèn neon, nên dùng bóng đèn dây tóc.

•  Chữ viết trên bảng, trong sách và vở phải rõ nét và cỡ chữ phù hợp. Không đọc sách và truyện với cỡ chữ quá nhỏ.

•  Nên cho mắt nghỉ giải lao sau 45 phút. Để mắt nhìn ra xa, mắt được thư giãn rồi mới học tiếp.

•  Không nên đọc sách báo khi đi tàu, xe, máy bay.

•  Không xem Tivi quá gần, khoảng cách ít nhất là 2,5m. Ánh sáng phù hợp, không nên xem liên tục.

•  Không tự ý sử dụng kính. Cần theo sự chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa mắt.

•  Phẫu thuật mắt khi đã đến độ tuổi trưởng thành.

•  Sử dụng các loại vitamine chống quá chình lão hóa và oxy hóa tại tế bào mắt. Các thuốc tăng cường oxy nuôi dường võng mạc.

 

PGS – Tiến Sĩ: Hoàng Thị Phúc
Chủ nhiệm Bộ môn mắt – trường Đại học Y Hà Nội.

Thương hiệu
Hình ảnh q
Hình ảnh 2
HÌnh ảnh 4
Hình ảnh 5
Hình ảnh 7
Hinhf ảnh 8
Hình ảnh 9
HÌnh ảnh 10
Zalo
Zalo
favebook