Chi tiết sản phẩm

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG KÍNH ÁP TRÒNG

Mã sản phẩm :
Giá bán : Liên hệ
Mô tả :
Ngân hàng Ngân hàng Ngân hàng Ngân hàng Ngân hàng

CÔNG TY MẮT KÍNH VIỆT TIN

 

 1  .  HƯỚNG DẴN CHỌN ĐỘ CẬN CHO KÍNH ÁP TRÒNG

 

 

 

 

CÙNG EYE SECRET ĐỌC KẾT QUẢ KIỂM TRA THỊ LỰC VÀ CHỌN ĐỘ CẬN CHO KÍNH ÁP TRÒNG NÀO!

I. CÁCH ĐỌC KẾT QUẢ KIỂM TRA THỊ LỰC:

Ngày nay việc đo mắt đều được tiến hành bằng các máy móc hiện đại, kết quả kiểm tra thị lực thường chứa nhiều ký hiệu chuyên môn khiến người tiêu dùng đau đầu, không biết thị lực thực tế của mình là bao nhiêu.

Do đó, dưới đây Eye Secret sẽ hướng dẫn các bạn tìm hiểu các thông số trên phiếu kết quả để đọc được độ cận/viễn chính xác nhé!

  1. VD: Khoảng cách từ tròng kính đến đồng tử khi đeo kính, đơn vị tính: milimet. 
  2. R (Right) hoặc OD: Kết quả đo thị lực mắt phải
  3. L (Left) hoặc OS: Kết quả đo thị lực mắt trái
  4. S / SPH / Sphere / Cầu: Số độ của tròng kính, dấu "-" là bạn bị cận thị, "+" là viễn thị
  5. C / CYL / Cylinder / Trụ: Số độ loạn thị
  6. A / AX / Axis / Trục: Hướng trục loạn thị, tương ứng với độ loạn thị, bạn không cần quan tâm đến con số này nhé.
  7. Kết quả thường được đo nhiều lần, rồi lấy con số trung bình (AVG) làm căn cứ xác định độ cận
  8. S.E: Số độ kính kiến nghị sử dụng, những bạn cần đeo kính áp tròng có thể mua kính áp tròng theo độ này
  9. PD: Khoảng cách giữa hai đồng tử, đơn vị tính: milimet

Thông thường, quá trình kiểm tra thị lực sẽ tiến hành thông qua hai bước, gồm 'Đo mắt bằng máy điện tử' và 'Đo mắt bằng cách lắp kính mẫu'.

  • Đo mắt bằng máy điện tử:
  •  

 

Dùng máy để đánh giá tình trạng mắt, dựa trên bảng kết quả mà chúng ta vừa phân tích bên trên, sẽ có kết quả cụ thể về độ cận, viễn, loạn... của mắt, nhưng đây chỉ là số liệu trên lý thuyết, chưa đủ để phản ánh thị lực thực tế của mắt.

Ví dụ, với hình chụp dưới đây, chúng ta có thể xác định tình trạng mắt của bạn này như sau:


Mắt phải: cận -3.25, loạn -1.50 độ, trục loạn 171

=> Độ kính kiến nghị -4.00

Mắt trái: cận -5.50, loạn 1.00, trục 176 độ

=> Độ kính kiến nghị -6.00

  • Đo mắt bằng cách lắp kính mẫu: 

Tuy nhiên, kết quả đo bằng máy điện tử chỉ là số liệu lấy làm căn cứ, chứ không thể hiện chính xác độ cận của bạn, do trong quá trình đo có thể xảy ra sai sót như tư thế đặt mắt không đúng, nước mắt, gỉ mắt tạo thành thấu kính trước con ngươi gây sai lệch kết quả... Do đó cần tiến hành bước tiếp theo là gắn miếng kính mẫu vào đeo thử.

Với cách kiểm tra này, chúng ta có thể biết chính xác độ cận/viễn, độ loạn cũng như trục loạn của mắt, ngoài ra còn biết được độ kính thích hợp để đạt được thị lực tốt nhất

Do đó, cách chính xác nhất để biết được độ cận/viễn thực tế của mắt là kiểm tra độ của tròng kính mà khi bạn đeo mắt thấy thoải mái nhất, nhìn rõ nhất.

II. CÁCH CHỌN ĐỘ CẬN CHO KÍNH ÁP TRÒNG:

Kính áp tròng ngoại trừ dùng để làm đẹp ra, còn có một công dụng rất quan trọng nữa là điều chỉnh tật cận thị. Do khi đeo kính gọng, giữa thấu kính và tròng mắt có một khoảng cách nhất định, còn kính áp tròng đeo sát vào mắt, nên sẽ không còn hiệu ứng khoảng cách này nữa.

Vì thế, khi chọn kính áp tròng, chúng ta phải điều chỉnh lại độ cận để tránh bị mỏi mắt khi đeo. Muốn biết chính xác độ cận mình sẽ chọn cho kính áp tròng, mời các bạn tham khảo hình bên dưới nhé.


Còn với các bạn vừa cận vừa loạn thì thế nào?

Nếu độ loạn thị của bạn không quá 2 độ, thì bạn sẽ cộng thêm một nửa số độ loạn thị vào độ cận của kính áp tròng mà bạn định chọn. Kết quả sau cùng mới là số độ cận chính xác mà bạn nên chọn cho kính áp tròng của mình đấy.

Ví dụ:

Như kết quả phân tích bên trên, trong trường hợp độ kính mà bạn này đeo đúng với kết quả đo mắt trên phiếu, bạn này sẽ đeo kính áp tròng với độ cận như sau:

  • Mắt phải: Cận -3.25, loạn -1.50 độ, vậy kính áp tròng mà bạn chọn sẽ có độ cận = -3.25 - (-0.25) + (-1.50÷2) = -3.75
  • Mắt trái: Cận -5.50, loạn 1.00, vậy kính áp tròng mà bạn chọn sẽ có độ cận = -5.50 - (-0.50) + (-1.00÷2) = -5.50

***Với kính áp tròng Eye Secret, bạn có thể mua lệch độ với tất cả các dòng trừ kính màu 1 ngày (đóng gói theo cặp) nhé! 

 
 
 2  .  Hướng dẫn đeo kính ap tròng
 

ĐEO KÍNH ÁP TRÒNG ĐÚNG CÁCH

 

  1. Rửa sạch tay và lau khô bằng khăn sạch trước khi đeo kính, tránh rửa với các loại xà phòng có hương thơm hoặc dầu dưỡng, các loại sản phẩm có chứa lanolin và chất dưỡng ẩm.
  2. Bạn nhớ bảo quản kính áp tròng vào đúng bên của khay ngâm kính để tránh nhầm giữa mắt trái và phải nhé.
  3. Lắc nhẹ hộp có chứa kính áp tròng và dung dịch bảo vệ trước khi lấy ra để làm giãn kính. Không dùng tay kéo giãn kính, vì như vậy sẽ dễ làm hỏng kính
  4. Đặt kính áp tròng lên ngón tay và đưa ngón tay lên cao ngang tầm mắt. Nếu nhìn thấy kính có hình cái đĩa với vành kính bè ra ngoài thì kính đang bị lật ngược mặt trái ra ngoài, còn đơn thuần chỉ có hình chữ “U” thì kính đang ở đúng vị trí. 
  5. Sẽ không có hại nếu bạn lỡ đeo ngược kính áp tròng, mà chỉ làm mắt hơi khó chịu một chút thôi. Khi đó, bạn chỉ việc tháo ra, vệ sinh kính và đeo lại đúng bề là được.

Thời gian đeo thích hợp cho người mới làm quen với kính áp tròng

Do kính áp tròng không phải 1 bộ phận của cơ thể, nên cần có thời gian để mắt thích ứng. Nếu bạn đeo kính lần đầu tiên, nên tăng dần thời gian đeo từng ngày để mắt làm quen với cảm giác dị vật, cụ thể như sau:

Ngày đầu tiên, chỉ nên đeo từ 2-4 tiếng

Ngày thứ 2, đeo không quá 6 tiếng

Ngày thứ 3, đeo không quá 8 tiếng

Ngày thứ 4, đeo không quá 10 tiếng

Từ ngày thứ 5 trở đi, không đeo quá 12 tiếng/ ngày

   

 3  . Hướng dẫn tháo kính áp tròng

 

THÁO KÍNH ÁP TRÒNG ĐÚNG CÁCH

 

Bạn phải rửa tay sạch và lau khô trước khi tháo kính. Để tháo kính, bạn đưa mắt nhìn lên trên hoặc nhìn sang một bên đồng thời dùng tay đẩy mi trên lên và mi dưới xuống. Sau đó dùng một ngón tay của bàn tay kia di nhẹ kính ra phần màu trắng của mắt. Sau đó dùng ngón trỏ và ngón cái để bóp nhẹ cho miếng kính bật ra khỏi mắt.  

 Hoặc cách khác để tháo kính bằng cách mở lòng bàn tay ra, cúi xuống, và mở rộng mắt của bạn. Sau đó dùng một ngón tay của bàn tay kia, bạn kéo da ở ngay khóe mắt bên ngoài ra hướng lỗ tai, nhớ là giữ mắt bạn mở rộng, sau đó nhấp nháy mắt. Kính áp tròng sẽ tự động bị đẩy bật ra ngoài và rơi vào lòng bàn tay đang mở của bạn.

 Khi chưa tháo lắp kính nhuần nhuyễn, bạn không nên để móng tay dài để tránh vô tình làm trầy hay làm đau mắt của bạn.

Nếu bạn đã từng nghe nói về việc kính áp tròng có thể chạy vào phía bên trong của mắt thì điều này thực sự không thể vì luôn có một màng kết nối mắt của bạn với mặt trong của mí mắt. 

 

 

BẢO QUẢN KÍNH ÁP TRÒNG ĐÚNG CÁCH

BẢO QUẢN KÍNH ÁP TRÒNG ĐÚNG CÁCH

Lưu ý:

  • Không được rửa kính áp tròng bằng nước máy hoặc nước khoáng: Do trong nước máy có chứa clo, tạp chất, vi sinh vật cùng cặn kim loại, những chất này nếu tiếp xúc với kính áp tròng sẽ làm mòn bề mặt miếng kính hoặc bám lại trên đó, làm hỏng miếng kính cũng như gây trầy xước giác mạc, hơn nữa các loại nước đó đều không có chức năng sát khuẩn. Vì vậy chỉ nên dùng dung dịch chuyên dụng để rửa và ngâm kính áp tròng mà thôi.
  • Bất kể là đeo thường xuyên hay thỉnh thoảng mới đeo thì cũng cần phải chà rửa thật sạch và ngâm bằng dung dịch chuyên dụng sau khi tháo kính ra. Nếu ít đeo thì mỗi 3-5 ngày cần thay dung dịch ngâm mới, để đảm bảo miếng kính được tiệt trùng.
 
 

 

- Tel: 082.587.8666 

- Hotline: 082.387.8666 

- Gmail    : matkinhviettin.com 

- Website: www.matkinhviettin.com

 
Thương hiệu
Hình ảnh q
Hình ảnh 2
HÌnh ảnh 4
Hình ảnh 5
Hình ảnh 7
Hinhf ảnh 8
Hình ảnh 9
HÌnh ảnh 10
Zalo
Zalo
favebook