Tin tức

Lời khuyên giúp hạn chế gia tăng độ cận

Lời khuyên giúp hạn chế gia tăng độ cận

  Sinh hoạt vui chơi, tiếp xúc với ánh sáng ngoài trời là yếu tố quan trọng

Hãy nhìn vào lớp học ở mọi cấp, đặc biệt là ở Thành Phố. Có bao nhiêu học sinh, sinh viên đang đeo kính? Có lẽ phải đến quá nửa lớp.

Dưới đây là môt số mẹo nhỏ giúp chăm sóc mắt giúp hạn chế sự gia tăng độ cận hay ít nhất cũng giúp người bị tật khúc xạ có một thị lực tốt nhất tạo nên một sự thoải mái trong sinh hoạt học tập hàng ngày.

 

   

 

a; Hạn chế nhìn gần

Giảm thời gian con bạn tiếp xúc với các trò chơi điện tử, máy điện thoại hay máy tính, các thiết bị điện tử cầm tay.
Khuyến khích con bạn nghỉ ngơi sau 30 hoặc 40 phút đọc, viết và các công việc nhìn gần khác. Nên dành 3 phút nhìn các vật ở xa hoặc ngoài cửa sổ nơi có những bóng cây xanh.

b; Tăng cường các hoạt động tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng ngoài trời

Ở giai đoạn cơ thể phát triển, nguy cơ gia tăng độ cận ( Tăng độ) là rất cao vì cấu trúc nhãn cầu cũng phát triển cùng với cơ thể. Nghiên cứu cho thấy có thể giảm 80% nguy cơ mắc tật cận thị ở trẻ nhỏ nếu được tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên hàng ngày hay ít nhất 4 tiếng mỗi tuần. Vì vậy hãy cho con bạn tham gia các hoạt động ngoài trời như chơi bóng, đi dạo trong công viên hay đi dã ngoại ngoài bãi biển.

Các hoạt động ngoài trời không bao gồm đọc hay các trò chơi với thiết bị điện tử cầm tay. Thay vào đó, hãy khuyến khích con bạn tham gia các hoạt động vận động cơ thể, tốt hơn là tham gia một cách vui vẻ.

c; Khuyến khích các thói quen chăm sóc mắt khỏe mạnh khác.

Đảm bảo đủ ánh sáng trong phòng
Khi đọc viết, hãy chắc chắn mắt của con bạn cách xa sách khoảng 30cm
Khi sử dụng máy tính, hãy để máy tính cách xa mắt khoảng 50 cm.
Giữ khoảng cách xa với ti vi dựa theo kích thước màn hình, màn hình càng lớn ngồi vị trí càng xa.

d; Đưa con bạn đi khám mắt hàng năm

Ngay cả khi con bạn đã được sàng lọc cận thị ở trường học thì cũng nên đi khám mắt định kỳ và ngay lập tức đi khám mắt nếu có hiện tượng nheo mắt, nhìn nghiêng, hiện tượng đau đầu hay mờ mắt.

e; Đảm bảo một lối sống lành mạnh

Khuyến khích một chế dộ dinh dưỡng cân bằng với vitamin D tự nhiên từ những củ quả có màu đỏ.

Hãy đảm bảo con bạn ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày.

Thay vì chơi trò chơi máy tính, hãy khuyến khích trẻ tham gia các trò chơi vận động ngoài trời.

Đeo kính

a; Nhắc nhở trẻ luôn đeo kính, tháo kính bằng hai tay

b; Không đặt trực tiếp bề mặt tròng kính tiếp xúc trực tiếp với mặt bàn hoặc các bề mặt cứng khác gây trầy xước tròng kính.

c; Rửa kính ít nhất 1 lần mỗi ngày bằng nước rửa chén, sữa rửa tay hay xà phòng thơm sau đó làm sạch kính bằng vải mềm chuyên dụng.

d; Nếu không thể nhìn thấy rõ dù đã đeo kính, hoặc nếu thấy mỏi mắt, nheo mắt, nhức đầu. Có thể kính của bạn không còn phù hợp, hay đi khám mắt và thay thế kính mới càng sớm càng tốt.

Những hiểu sai về chăm sóc mắt

Đơn của kính phải luôn đảm bảo bệnh nhân có thị lực tốt nhất sau khi đeo kính, và phải theo dõi sự tiến triển của tật khúc xạ định kỳ cho đến khi thật ổn định. Hoàn hảo nhất là thị lực đạt 10/10 và mắt có thể thích nghi được với số đo mới. Không nên đeo giảm so với đơn kính vì như vậy mắt của bạn luôn phải làm việc, sinh hoạt trong điều kiện luôn phải điều tiết.
Tròng kính thế hệ mới làm bằng chất liệu tổng hợp nên phải thay thế thường xuyên nếu bị trầy xước hoặc ngả vàng. Thông thường là từ 1 đến 2 năm.
Hãy chú ý đến thương hiệu của tròng kính. Sản xuất tròng kính cần một nền công nghiệp quang học tiên tiến và phức tạp với độ chính xác cao cũng như kiểm tra trước khi xuất xưởng một cách ngặt nghèo. Tròng kính là sản phẩm lưu thông ngoài thị trường dưới sự kiểm soát của FDA cục thực phẩm dược phẩm Mỹ, CE tiêu chuẩn Châu Âu và KGMP Hàn Quốc.

 
 
Thương hiệu
Hình ảnh q
Hình ảnh 2
HÌnh ảnh 4
Hình ảnh 5
Hình ảnh 7
Hinhf ảnh 8
Hình ảnh 9
HÌnh ảnh 10
Zalo
Zalo
favebook